Thuế Tự vệ, Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp.
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
Mỗi nước nhập khẩu là thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO (về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ).
Doanh nghiệp cần chú ý đến công cụ này để có thể yêu cầu Chính phủ sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước hàng hoá nhập khẩu nước ngoài khi cần thiết.
Bán phá giá (dumping) là gì?
Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu.
Thuế chống trợ cấp là gì?
Thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối kháng) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.
Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).
Thuế Tự vệ, Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp.
Nguồn: https://sc2-strategy.com/
Xem thêm bài viết khác: https://sc2-strategy.com/kinh-doanh/
Thầy oi. Mối quan hệ nhân quả là gì vậy thầy? Thầy có thể phân tích rỏ cho e chổ này đc k ạ
Thầy cô ơi, có thể cho em biết giá thông thường là giá ở bên nào, giá xuất khẩu là giá bên nào trong Vụ kiện cá tra cá ba sa Việt Nam bị Mỹ khởi kiện được không. Em đọc các tài liệu thấy rất khó hiểu và hay bị nhầm lẫn.