Khoản 3 điều 31 Luật Tố cáo năm 2011 quy định, việc tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm được thực hiện theo Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2004. Theo đó, công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức.
Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho cơ quan điều tra bằng văn bản.
Để đảm bảo bí mật, an toàn cho người tố giác, điều 103 Bộ Luật Tố tụng hình sự cho phép trong trường hợp đặc biệt, nếu cảm thấy sự an toàn của bản thân và gia đình có nguy cơ bị đe doạ do việc tố giác, bạn có thể yêu cầu cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ mình và gia đình.
Ngược lại, trong trường hợp biết rõ hành vi phạm tội sẽ thực hiện, đang thực hiện, đã thực hiện mà không thực hiện nghĩa vụ tố giác tội phạm, bạn có thể phạm tội Không tố giác tội phạm, theo điều 314 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi.
Luật sư Hoàng Trọng Giáp
Công ty tư vấn Luật Đông Đô, Hà Nội
Nguồn: https://sc2-strategy.com/
Xem thêm bài viết khác: https://sc2-strategy.com/phap-luat/
Xem thêm Bài Viết:
- Luật dân sự| Bài 7 chương I – Những quy định chung về thừa kế
- Đang lai bạn gái đi dạo thì bị xã hội đen lao đến, chặt nát đôi chân | NDTP | ANTG
- TIN KHẨN CẤP | Cả 3 Luật Sư ký vào KIẾN NGHỊ SỐ 3, TIẾN SỸ LUẬT YÊU CẦU T.R.Ả TỰ DO CHO HỒ DUY HẢI
- Tin tức 24h – Thời sự 13h chiều 10/07 – VNEWS
- Luật tố tụng hình sự| Xét xử sơ thẩm